Đối với những người ngoài ngành có lẽ sẽ cảm thấy lạ lẫm với cái tên “Công nghệ mạ”, tuy nhiên đối với những người làm trong môi trường công nghiệp, đặc biệt là cơ khí thì không còn xa lạ gì với cái tên này nữa. Công nghệ mạ – đây chính là phương pháp được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí có yêu cầu về trình độ và kỹ thuật chuyên môn cao và đây cũng là lý do mà Trung cấp công nghệ mạ ra đời.
1. Công nghệ mạ là gì?
Công nghệ mạ là một lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, góp phần làm tăng chất lượng bề mặt sản phẩm. Cụ thể, khi sử dụng phương pháp này sẽ tạo ra sự kết tủa trên lớp kim loại mỏng nhằm chống sự ăn mòn, làm tăng kích thước và tăng độ cứng cho bề mặt kim loại, hiểu một cách đơn giản thì chính là phủ một lớp kim loại bên ngoài vật liệu. Nghe thì có vẻ là lý thuyết xa lạ, nhưng ngành công nghệ này dường như luôn có mặt xung quanh chúng ta từ những máy móc, thiết bị công nghiệp cho đến các vật dụng nội thất văn phòng thường ngày hay thậm chí là trang sức. Mỗi loại sản phẩm thì sẽ có những phương pháp mạ khác nhau.
Chính vì sự phổ biến của ngành công nghiệp này cũng như những đòi hỏi về trình độ kỹ thuật của người mạ mà ngành trung cấp công nghệ mạ ra đời, nhằm đào tạo ra những kỹ sư chuyên nghiệp, lành nghề, góp phần thúc đẩy công nghệ mạ phát triển nói chung và các ngành công nghiệp khác nói chung.
2. Tại sao nên học trung cấp Công nghệ mạ?
Sở dĩ ngành trung cấp Công nghệ mạ ngày càng phổ biến là bởi những lý do sau đây:
– Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các ngành công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển, nhu cầu về một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng ngày càng lớn, mà công nghệ mạ lại là ngành công nghiệp khá là phổ biến hiện nay, cơ hội việc làm rộng mở, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể vào làm công việc tại nhiều nơi như là các doanh nghiệp mạ, các xưởng sửa chữa cơ khí, các doanh nghiệp sản xuất y cụ,…Bên cạnh đó việc học hệ trung cấp công nghệ mạ chỉ tốn thời gian 2 năm đào tạo mà có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.
– Mức lương phù hợp: đây được xem là một lĩnh vực khá khó khăn, tuy nhiên có mức lương khá là phù hợp, trung bình đối với kỹ sư mới ra trường mức lương có thể là từ 8 triệu đến 13 triệu VNĐ, sau khi lành nghề có thể tăng lên khoảng 15 triệu đến 20 triệu VNĐ.