Hiện nay, đi cùng với sự phát triển về kinh tế thì việc chăm sóc trẻ nhỏ là một vấn đề được nhà nước, gia đình, các vị phụ huynh có con nhỏ đang rất quan tâm. Chính vì thế, chứng chỉ bảo mẫu mầm non đang là một ngành “hot”, được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm theo học.
1. Bảo mẫu mầm non là gì?
Bảo mẫu mầm non là một nghề nghiệp xã hội, trong đó các cá nhân chăm sóc trẻ mẫu giáo hoặc mầm non được nhận một mức lương hoặc thù lao theo như thỏa thuận. Công việc trông trẻ rất khó khăn, chăm sóc trẻ nhỏ từng li từng tí. Bảo mẫu mầm non là một khái niệm rộng so với vú.
2. Chứng chỉ bảo mẫu mầm non là gì?
Chứng chỉ bảo mẫu mầm non là chứng chỉ được cấp cho các học viên sau khi tham gia khóa học đào tạo trình độ sơ cấp ngành bảo mẫu dựa theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chứng chỉ này có giá trị trên toàn quốc. Một người muốn trở thành bảo mẫu tại các trường mầm non, thì nhất định phải có chứng chỉ bảo mẫu mầm non này.
3. Đối tượng học chứng chỉ bảo mẫu mầm non
– Là công dân Việt Nam có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên, có sức khỏe tốt.
– Là người có nhu cầu quản lý, chăm sóc lứa tuổi trẻ em tại các trường mầm non, mẫu giáo tư thục,…
4. Công việc của bảo mẫu mầm non
– Công việc của bảo mẫu mầm non thường bắt đầu từ rất sớm. Có mặt tại trường trước khi học sinh đến lớp để dọn dẹp bàn ghế .
– Khi học sinh vào lớp, bảo mẫu tiếp tục thực hiện các công việc khác như giặt giũ khăn tắm, vỏ gối, và chuẩn bị bàn cho trẻ.
– Tới bữa trưa cũng là thời điểm bận rộn nhất bởi họ chuẩn bị cho hàng chục trẻ ăn trong cùng một lúc. Sau khi ăn xong, bảo mẫu tiếp tục giúp các bé vệ sinh cá nhân và chuẩn bị ngủ trưa.
– Sau khi hết giờ nghỉ trưa các bảo mẫu lại tiếp tục giúp các bé dọn dẹp giường chiếu và rửa mặt và chuẩn bị bữa ăn chiều. Ăn chiều xong sẽ giúp các bé chải đầu tóc, chỉnh chu lại quần áo để chuẩn bị rời đi. Sau khi các bé rời đi thì các bảo mẫu sẽ lại dọn dẹp lớp học sạch sẽ rồi kết thúc một ngày làm việc của mình.
5. Một số kỹ năng cần có của bảo mẫu mầm non
– Tình yêu thương trẻ em
– Có cái nhìn sâu sắc về tổ chức một cách khoa học
– Kiên trì và kiên nhẫn
– Có khả năng giao tiếp tốt, luôn nhiệt tình với trẻ nhỏ, yêu nghề và tâm huyết với công việc.
6. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo mẫu mầm non
– Chăm sóc trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ
– Tâm lý và giáo dục trẻ em
– Tổ chức chương trình giáo dục mầm non
– Công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non
– Thực tập tại các cơ sở giáo dục mầm non