Nhu cầu về các dịch vụ tài chính như Kiểm toán, kế toán đang không ngừng tăng cao, do cuộc cách mạng về công nghiệp cũng như sự toàn cầu hóa. Chính vì vậy, so với các ngành nghề khác, việc học Trung cấp Kiểm toán là một lựa chọn sáng suốt, bởi nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành này luôn rất cao.
Thông tin tuyển sinh hệ trung cấp kiểm toán như sau:
1. Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT
- Học viên đang và đã có 1 văn bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác ngành.
2. Thời gian và hình thức đào tạo
Các bạn thí sinh khi đăng ký học Trung cấp kiểm toán sẽ được đào tạo trong thời gian:
- Hệ trung cấp 2,5 Năm (6 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THCS
- Hệ trung cấp 1,5 Năm (4 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THPT
- Hệ văn bằng 2 01 Năm (02 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp văn bằng từ bậc Trung cấp trở lên
- Văn bằng tốt nghiệp: Trung cấp chính quy (có thể liên thông với tất cả các trường Cao đẳng – Đại học trên toàn quốc)
Hình thức đào tạo:
- Tập trung, Vừa làm vừa học, Tại chức, Văn bằng 2, Các buổi tối trong tuần, Thứ 7 và Chủ Nhật
- Đào tạo từ xa: Đối với việc đào tạo từ xa (học Online), các bạn có thể học được từ bất kì nơi nào, bất kì khi nào. Đây là chương trình học đang được đánh giá cao vì tính tiện lợi và linh hoạt hướng đến việc cung cấp khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi trên máy tính cá nhân và thiết bị di động thông minh dành cho các học viên có khung thời gian hạn hẹp.
3. Hồ sơ nhập học
Các thí sinh khi đăng ký nhập học lưu ý chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:
- Bằng tốt nghiệp: Hệ cao nhất đang có (bản sao có công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Học bạ: Đối với các sinh viên tốt nghiệp THPT hoặc THCS (bản sao có công chứng)
- Bảng điểm: Đối với các sinh viên tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao có công chứng)
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND): Bản sao có công chứng
- Ảnh chân dung cỡ 3×4: 4 tấm
- Phiếu đăng ký học
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
4. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và địa điểm nhận hồ sơ
- Tư vấn qua điện thoại (035.219.2626): 8h30 – 19h00 các ngày từ Thứ 2 đến Chủ Nhật.
- Địa điểm tư vấn tuyển sinh: Toàn Quốc.
Để biết thêm thông tin, ứng viên vui lòng điền thông tin vào khung bên dưới để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Block "form-lien-he-2" not found
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là kiểm tra, xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống, phương pháp, kỹ thuật riêng của từng kiểm toán. Được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó thì kiểm toán phải dùng các phương pháp đối chiếu, quan sát, điều tra, logic, diễn giải thông tin, kiểm kê, thử nghiệm.
So với ngành kế toán, thì ngành kiểm toán cũng gần giống nhau về trình độ làm việc, chỉ khác ở chỗ là kế toán sẽ cung cấp những thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp thông qua những báo cáo tài chính. Còn kiểm toán sẽ xác minh, kiểm tra tính trung thực của những báo cáo tài chính đó.
Ngành kiểm toán được phân làm 3 chủ thể chính là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
2. Những lý do nên học ngành Trung cấp Kiểm toán
– Do sự phát triển không ngừng về kinh tế cùng nhiều lĩnh vực khác, khiến nhu cầu về các dịch vụ tài chính cũng tăng theo, đặc biệt là ngành Kiểm toán. Hiện nay, ở nước ta đã có hơn 100 công ty cung cấp các dịch vụ Kế toán – Kiểm toán, và con số này không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực đối với ngành Kiểm toán là vô cùng lớn.
– Học ngành Trung cấp Kiểm toán với thời gian đào tạo ngắn nhưng vẫn đảm bảo sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, Đảm bảo sau khi tốt nghiệp, sinh viên tự tin khẳng định bản thân, cơ hội phát triển sự nghiệp sớm.
– Học ngành Trung cấp Kiểm toán không có nghĩa là chỉ làm những công việc kiểm toán, kế toán thông thường tại các công ty, doanh nghiệp, mà ngành này còn có nhiều công việc đa dạng khác nhau để bạn lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn để làm một chuyên viên Kiểm toán, hoặc kiểm soát viên, nhân viên tư vấn kinh doanh, tư vấn thuế, tư vấn gian lận, quản trị rủi ro.