Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không đơn thuần được mọi người biết đến là ngành học bảo vệ cho các loại cây trồng, mà nó còn là công nghệ giúp bảo vệ sự sống của chúng. Ngành học này không phải dành để tiêu diệt các loại côn trùng sâu bệnh gây hại mà là nó giúp hỗ trợ kiểm soát để đem lại sự đa dạng và sự cân bằng cho lĩnh vực sinh học vì vậy ngành Trung cấp Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ra đời.
Thông tin tuyển sinh hệ trung cấp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT
- Học viên đang và đã có 1 văn bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác ngành.
2. Thời gian và hình thức đào tạo
Các bạn thí sinh khi đăng ký học Trung cấp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sẽ được đào tạo trong thời gian:
- Hệ trung cấp 2,5 Năm (6 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THCS
- Hệ trung cấp 1,5 Năm (4 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THPT
- Hệ văn bằng 2 01 Năm (02 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp văn bằng từ bậc Trung cấp trở lên
- Văn bằng tốt nghiệp: Trung cấp chính quy (có thể liên thông với tất cả các trường Cao đẳng – Đại học trên toàn quốc)
Hình thức đào tạo:
- Tập trung, Vừa làm vừa học, Tại chức, Văn bằng 2, Các buổi tối trong tuần, Thứ 7 và Chủ Nhật
- Đào tạo từ xa: Đối với việc đào tạo từ xa (học Online), các bạn có thể học được từ bất kì nơi nào, bất kì khi nào. Đây là chương trình học đang được đánh giá cao vì tính tiện lợi và linh hoạt hướng đến việc cung cấp khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi trên máy tính cá nhân và thiết bị di động thông minh dành cho các học viên có khung thời gian hạn hẹp.
3. Hồ sơ nhập học
Các thí sinh khi đăng ký nhập học lưu ý chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:
- Bằng tốt nghiệp: Hệ cao nhất đang có (bản sao có công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Học bạ: Đối với các sinh viên tốt nghiệp THPT hoặc THCS (bản sao có công chứng)
- Bảng điểm: Đối với các sinh viên tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao có công chứng)
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND): Bản sao có công chứng
- Ảnh chân dung cỡ 3×4: 4 tấm
- Phiếu đăng ký học
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
4. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và địa điểm nhận hồ sơ
- Tư vấn qua điện thoại (035.219.2626): 8h30 – 19h00 các ngày từ Thứ 2 đến Chủ Nhật.
- Địa điểm tư vấn tuyển sinh: Toàn Quốc.
Để biết thêm thông tin, ứng viên vui lòng điền thông tin vào khung bên dưới để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Block "form-lien-he-2" not found
1. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Ngành học sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một ngành học công nghệ chuyên nghiên cứu về các hiện tượng thiên nhiên như: đất, nước, môi trường sống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc; đặc biệt là sẽ đi sâu hơn vào những kiến thức về bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và sâu hại trên cây trồng;…Từ đó, các bạn có thể tổ chức và xây dựng điều hành các mạng lưới để bảo vệ thực vật các cấp; để hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đến cho người dân. Như vậy, có thể cải thiện được nguồn thu nhập của những người nông dân trên đồng ruộng, sản xuất nhiều giống cây trồng được bền vững và đảm bảo hơn.
2. Ngành Trung cấp Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật khi học xong ra trường sẽ làm công việc gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học của ngành Trung cấp Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật các bạn có thể yên tâm đảm nhận những vị trí công việc hợp lý tại các cơ quan đào tạo, nghiên cứu, quản lý, … với các công tác chuyên môn bao gồm:
– Có thể nhận dạng, giám định và điều tra các loại dịch bệnh gây hại như: nhện hại, sâu hại, chuột hại, cỏ hại,…và điều tra được những loại sinh vật có lợi như: vi sinh vật, nhện hay một số loại sinh vật khác.
– Sử dụng và bảo quản được những trang thiết bị dùng trong quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: thiết bị xử lý các loại thuốc, trang thiết bị bảo hộ lao động, tính các nồng độ để bảo vệ thuốc,…
– Thực hiện khảo nghiệm và kiểm định thuốc: Bố trí tiến hành các thí nghiệm, thu thập và xử lý thật kỹ các số liệu, phân tích chất lượng của từng loại thuốc,…
– Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển hoặc có thể kinh doanh được thuốc bảo vệ thực vật.
– Quản lý và kiểm soát được các dịch hại trên cây lương thực, cây công nghiệp, hoa màu và cây ăn trái như: lúa, ngô, khoai, dứa, dưa hấu, mía, lạc, đỗ tương, tiêu, cà phê, cao su, chè, dừa, thanh long, cà chua, bắp cải, nhãn, vải, ngô,…