Trong những năm gần đây ngành công tác xã hội ngày càng giữ vị trí quan trọng trong xã hội cũng như trong nền kinh tế nước ta. Thấu hiểu được điều đó nhiều người theo học ngành này bằng cách hoàn thành khóa học ngành trung cấp công tác xã hội tại nhiều cơ sở đào tạo uy tín.
Thông tin tuyển sinh hệ trung công tác xã hội như sau:
1. Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT
- Học viên đang và đã có 1 văn bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác ngành.
2. Thời gian và hình thức đào tạo
Các bạn thí sinh khi đăng ký học Trung cấp công tác xã hội sẽ được đào tạo trong thời gian:
- Hệ trung cấp 2,5 Năm (6 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THCS
- Hệ trung cấp 1,5 Năm (4 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp THPT
- Hệ văn bằng 2 01 Năm (02 học kỳ): Đối với các học viên đã tốt nghiệp văn bằng từ bậc Trung cấp trở lên
- Văn bằng tốt nghiệp: Trung cấp chính quy (có thể liên thông với tất cả các trường Cao đẳng – Đại học trên toàn quốc)
Hình thức đào tạo:
- Tập trung, Vừa làm vừa học, Tại chức, Văn bằng 2, Các buổi tối trong tuần, Thứ 7 và Chủ Nhật
- Đào tạo từ xa: Đối với việc đào tạo từ xa (học Online), các bạn có thể học được từ bất kì nơi nào, bất kì khi nào. Đây là chương trình học đang được đánh giá cao vì tính tiện lợi và linh hoạt hướng đến việc cung cấp khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi trên máy tính cá nhân và thiết bị di động thông minh dành cho các học viên có khung thời gian hạn hẹp.
3. Hồ sơ nhập học
Các thí sinh khi đăng ký nhập học lưu ý chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:
- Bằng tốt nghiệp: Hệ cao nhất đang có (bản sao có công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Học bạ: Đối với các sinh viên tốt nghiệp THPT hoặc THCS (bản sao có công chứng)
- Bảng điểm: Đối với các sinh viên tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao có công chứng)
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND): Bản sao có công chứng
- Ảnh chân dung cỡ 3×4: 4 tấm
- Phiếu đăng ký học
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
4. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và địa điểm nhận hồ sơ
- Tư vấn qua điện thoại (035.219.2626): 8h30 – 19h00 các ngày từ Thứ 2 đến Chủ Nhật.
- Địa điểm tư vấn tuyển sinh: Toàn Quốc.
Để biết thêm thông tin, ứng viên vui lòng điền thông tin vào khung bên dưới để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Block "form-lien-he-2" not found
1. Công tác xã hội là gì ?
Mặc dù đây là một ngành nghề có lịch sử phát triển lâu đời xuất phát từ các nước phát triển như Mỹ,Anh, Pháp,… Nhưng phải đến 5 năm gần đây ngành nghề này mới thực sự được biết đến ở nước ta.
Công tác xã hội là một loại hình trong dịch vụ xã hội. Đây là một ngành nghề có sứ mệnh quan trọng đó là giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những hoàn cảnh thiếu may mắn trong xã hội cũng như những người gặp khó khăn trong cộng đồng. Với hoạt động này nhằm giúp họ vươn lên trong cuộc sống, cảm thấy bớt khó khăn để hòa nhập nhanh với cuộc sống. Những người cần dịch vụ xã hội này rất nhiều ở nước ta đó là người già, người mắc bệnh nan y, người có khiếm khuyết cơ thể,… Để ngành này thực sự trở thành một ngành phụng sự cho xã hội thì bắt buộc phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cũng như kỹ năng mềm từ ngành trung cấp công tác xã hội.
2. Học ngành công tác xã hội ra làm gì
Sau khi tốt nghiệp ngành trung cấp công tác xã hội có thể công tác ở nhiều đơn vị, cơ quan khác nhau ở mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, tín ngưỡng,…
– Làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Một doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận công tác xã hội. Đây là bộ phận giúp kết nối nhân viên trong doanh nghiệp lại với nhau cũng như kết nối doanh nghiệp với cộng đồng xã hội. Những người cán bộ trong công tác xã hội ở doanh nghiệp sẽ tiến hành tham mưu, lên kế hoạch tiến hành các hoạt động xã hội trong doanh nghiệp.
– Làm việc trong các cơ quan nhà nước: Vấn đề xã hội luôn đi kèm với phát triển kinh tế. Để kinh tế phát triển bền vững thì vấn đề xã hội phải được quan tâm sát sao. Hiện nay rất nhiều đoàn thể cơ quan nhà nước cần những nhân viên công tác xã hội giỏi như ủy ban các cấp, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại chính sách xã hội,…
– Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, làm việc tại các trung tâm dự án cho xã hội.
Với sự mở cửa giao lưu kinh tế, nước ta hiện nay có rất nhiều tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động nhằm nâng cao dịch vụ xã hội ở nước ta.