Giáo dục đã từ lâu được xem là nền tảng của một quốc gia. Việc lựa chọn nguồn nhân lực để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe cũng được coi trọng. Do đó, việc đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục là một trong những việc làm cần thiết hiện nay.
1. Vì sao nên học thạc sĩ Quản lý giáo dục?
Chính vì tính cấp thiết của nền giáo dục, yêu cầu đội ngũ giáo viên phải thật chất lượng không những có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức, nhân phẩm nghề giáo thật tốt. Cho nên, nhiều trường đã mở ra khóa đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục để đáp ứng tình hình của xã hội. Chương trình đào tạo này sẽ giúp người học trang bị đầy đủ nhất những kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục, bao gồm nhà trường, nhân sự trong nhà trường, tài chính, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dụng nói chung,…Những chuyên ngành này đem đến những bài học quý giá nhất, nâng cao và bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu cho người học, giúp cho nền giáo dục nước nhà ngày một phát triển hơn.
2. Các kỹ năng có được sau khi học thạc sĩ Quản lý giáo dục?
Trước hết, kỹ năng nghề nghiệp của người học sẽ được bồi dưỡng như tính kỷ luật trong công tác giảng dạy; kỹ năng nghiên cứu bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn, phát triển và khơi nguồn hứng thú trong học tập cho học sinh. Ngoài ra, chương trình thạc sĩ Quản lý giáo dục sẽ giúp người học biết cách xử lý những tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình giảng dạy nói riêng và trong giáo dục nói chung.
Bên cạnh đó, một số kỹ năng mềm khác cũng đặc biệt được chú trọng như kỹ năng sử dụng các phần mềm, thiết bị điện tử hiện đại để áp dụng vào công tác dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; kỹ năng sử dụng tiếng anh không chỉ phục vụ việc giảng dạy mà còn để nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu từ nước ngoài; kỹ năng thuyết trình giữa đám đông, giao tiếp với học sinh; kỹ năng về kiểm soát cảm xúc và nắm bắt cảm xúc; ngoài ra việc học cách lên kế hoạch cũng được lưu ý trong quá trình giảng dạy,…
Ngoài những kỹ năng chuyên môn, thạc sĩ Quản lý giáo dục còn phải nâng cao đạo đức chính trị và có phẩm chất tốt, bởi đây là những người sẽ trực tiếp dạy dỗ thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy mà mọi ứng xử, lời nói của họ cần được rèn dũa một cách tốt nhất để làm gương cho học sinh. Đặc biệt, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, yêu nghề cũng cần được bồi dưỡng và phát triển mỗi ngày.