Chăn nuôi vốn là nền sản xuất truyền thống của người dân Việt Nam từ xưa tới nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì chăn nuôi vẫn đóng vai trò nhất định trong cuộc sống, là nguồn cung cấp thực phẩm chính. Để ngành chăn nuôi được thực hiện đồng bộ, khoa học và đạt năng suất cao, các trường đào tạo khắp cả nước đã tuyển sinh ngành Chăn nuôi. Vậy còn bạn, tại sao lại không chọn Trung Cấp Chăn nuôi.
1. Tổng quan về ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về việc lựa chọn giống vật nuôi tốt, khỏe mạnh, nuôi dưỡng vật nuôi đúng cách khoa học, chăm sóc vật nuôi khi mắc bệnh, các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi, bảo vệ môi trường.
Mục tiêu đào tạo của ngành chăn nuôi là đào tạo ra những kỹ thuật viên ngành chăn nuôi trình độ cao làm việc tại các viện nghiên cứu, các trạm thú y, trang trại chăn nuôi, các kỹ sư trong lĩnh vực chuyên môn.
2. Chương trình đào tạo tại trường Trung Cấp Chăn nuôi
Chương trình đào tạo tại Trung Cấp Chăn nuôi được xây dựng một cách toàn diện, sinh viên không chỉ được cung cấp các kiến thức chuyên môn về chăn nuôi mà còn được cung cấp các kiến thức chung về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất.
– Về kiến thức:
+ Kiến thức cơ bản về ngành chăn nuôi.
+ Công tác tổ chức và thực hiện chăn nuôi.
+ Biết phân biệt được đặc điểm của từng đối tượng vật nuôi, có khả năng chẩn đoán và phòng bệnh trên tất cả các loại vật nuôi.
+ Phương pháp quản lý chăn nuôi khoa học, an toàn, bảo vệ môi trường.
– Về kỹ năng:
+ Có thể sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện phục vụ chăn nuôi nuôi.
+ Biết chọn các giống vật nuôi khỏe, chất lượng, biết lai tạo giống mới.
+ Nắm vững các quy định pháp luật trong chăn nuôi, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức và quản lý chăn nuôi theo mô hình trang trại, hợp tác xã, hộ gia đình.
Thời gian đào tạo là 2 năm, cuối khóa, bạn phải tham gia thực tập theo quy định. Theo đó, bạn sẽ tự do lựa chọn chuyên đề dưới sự hướng dẫn của giảng viên, có thể thực tập tại các cơ sở chăn nuôi, các cơ quan thú y, viện nghiên cứu hoặc tại địa phương. Một số chuyên đề để sinh viên lựa chọn như chăn nuôi gia súc, gia cầm, thí nghiệm về dinh dưỡng, các quy trình chăn nuôi, các phương pháp điều trị bệnh trên các loại gia súc, gia cầm. Kỳ thực tập sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng, sẽ là quãng thời gian bổ ích để sinh viên tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường và làm việc thực tế.