Trong thời buổi nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Ô tô dần trở nên quen thuộc với một bộ phận người Việt. Ngành Công nghệ ô tô cũng theo đó mà trở thành một trong những ngành mũi nhọn, cần ưu tiên phát triển trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, ngày nay, rất nhiều bạn trẻ đã và đang tìm đến các trường, ngành Cao đẳng Công nghệ ô tô để học tập, rèn luyện kỹ năng, đặt nền móng cho tương lai sau này.
1. Học Cao đẳng Công nghệ ô tô là học gì?
Một cách tổng quan, ngành Công nghệ ô tô là một ngành tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ khí, điện – điện tử, chế tạo máy, điều hành, sản xuất, lắp ráp phụ tùng,…
Cao đẳng Công nghệ ô tô sẽ cung cấp cho sinh viên một hệ thống đào tạo bài bản và toàn diện các lĩnh vực ở trên. Cụ thể, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động – truyền lực. Dùng những nguyên lý cơ bản của ngành để áp dụng vào quá trình vận hành, sửa chữa, lắp ráp ô tô trên thực tế.
2. Cơ hội nghề nghiệp sau khi học Cao đẳng Công nghệ ô tô?
Sau khi kết thúc khóa học Cao đẳng Công nghệ ô tô, ra trường với tấm bằng kỹ sư Công nghệ ô tô, tùy vào năng lực của mỗi người sinh viên có thể tiếp cận đến những công việc như:
– Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô trên khắp cả nước.
– Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô, máy động lực.
– Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
– Đối với những sinh viên có kỹ năng tốt cùng với vốn ngoại ngữ sâu rộng, còn có thể vào làm nhân viên hoặc kỹ sư công nghệ ô tô tại các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài tại Việt Nam.
– Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, ngành Công nghệ ô tô là một ngành tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ ô tô, nếu không có nhu cầu hoặc cơ hội làm việc tại các cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô, hoặc các công ty kinh doanh ô tô thì với vốn kiến thức được đào tạo tại trường, sinh viên vẫn có thể làm những công việc liên quan đến ngành nghề mà mình được đào tạo ví dụ như là kỹ sư cơ khí, chế tạo máy,…