Với sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành xây dựng, đã mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đối với những bạn tốt nghiệp đại học kinh tế xây dựng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết có nên theo đuổi lĩnh vực này không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có lựa chọn đúng đắn trong nghề nghiệp tương lai nhé.
1. Ngành kinh tế xây dựng là gì?
dd
Ngành kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực trong xây dựng là kinh tế và quản lý. Nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu có liên quan mật thiết giữa tài chính, thống kê với quá trình xây dựng trong khi triển khai xây dựng dự án.
2. Những lý do nên học đại học kinh tế xây dựng?
Công việc nhiều thú vị và có sự sáng tạo
Đặc trưng của nghề là khô khan, phải tính toán nhiều, áp lực lớn. Nhưng các bạn lại được thỏa sức mang những sáng tạo của mình cống hiến cho đời, tạo nên những công trình thế kỷ.
Nhu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng
Ngành xây dựng cần rất nhiều nhân lực có trình độ, nhưng số người có chuyên môn chỉ chiếm khoảng 7%, dẫn đến nhiều công trình lớn phải giao phó cho lao động không có tay nghề. Rất nhiều lao động không qua lớp đào tạo phải làm việc thay thế cho bộ phận kỹ thuật. Vì vậy nếu các bạn có bằng đại học sẽ rất có giá, và cơ hội có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là trên 90%.
Mức lương hấp dẫn
Theo dự báo số nhân lực cần trong ngành xây dựng sẽ tăng lên trong những năm tới. Do vậy rất nhiều nhà đầu tư đã đưa ra mức lương hấp dẫn để giữ chân những người lao động có bằng cấp chuyên môn cao.
3. Cơ hội việc làm của sinh viên đại học kinh tế xây dựng?
Sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế xây dựng, các bạn sinh viên chính là những cử nhân kinh tế xây dựng. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để hoàn thành các vị trí việc làm mới như sau:
- Chức vụ quản lý xây dựng tại các cơ quan cấp trung ương như Bộ xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư hoặc Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải,…
- Chức vụ quản lý đầu tư xây dựng tại cơ quan cấp tỉnh như: tại Sở Xây dựng, tại Sở kiến trúc, tại Sở giao thông vận tải, tại Sở Kế hoạch Đầu tư, tại Sở Tài chính, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Cán bộ quản lý xây dựng tại các phòng quản lý xây dựng cấp huyện, xã. Tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh.
- Nhân viên tư vấn, nhân viên thẩm tra, nhân viên tư vấn,… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng.
- Nhân viên thẩm định tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm,…