Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, do đó ô tô đã trở thành một trong những phương tiện phổ biến. Và nhu cầu về bảo trì và bảo dưỡng cũng ngày càng đòi hỏi cao vai trò của chuyên gia và kỹ sư. Chính vì vậy đại học kỹ thuật ô tô là con đường ngắn nhất để giúp các bạn trẻ Việt Nam làm chủ đam mê trong lĩnh vực công nghệ của mình.
1. Lý do nên học Công nghệ kỹ thuật ô tô?
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô không những được ứng dụng trong riêng ngành ô tô, mà còn được ứng dụng tại một số ngành khác như công nghiệp và dịch vụ. Do đó nó là một ngành được đánh giá cao, được nhiều bạn sinh viên theo đuổi. Ở trình độ đại học các bạn được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng chuyên sâu nhất về cơ khí ô tô, về hệ thống động lực, hệ thống truyền động lực, hệ thống điều khiển, hệ thống cơ cấu khí,.. Nên có thể đảm nhận được ngay các công việc liên quan đến kỹ thuật, kỹ năng trong thực hành ô tô.
Điều thú vị thu hút hàng nghìn sinh viên tham gia đại học kỹ thuật ô tô đó là được tự tay mình lắp ráp lên một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Với hàng trăm chi tiết và bộ phận khác nhau. Nhưng dưới kỹ thuật, kiến thức, kĩ năng cùng các công đoạn, các chi tiết được khớp nối lại với nhau tạo thành một sản phẩm ưng ý. Quả thật rất hãnh diện đúng không nhỉ.
Đặc biệt với đặc thù riêng của công việc nên mỗi một xưởng ô tô cần rất nhiều nhân lực khác nhau. Vì vậy các bạn không lo thiếu việc làm khi xin tại các phân xưởng. Do vậy có thể xin được việc ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Giúp đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
2. Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp đại học kỹ thuật ô tô?
Các vị trí việc làm các bạn có thể đảm nhận sau khi ra trường như:
Tại các nhà máy chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô thường tuyển các vị trí dành cho trình độ đại học như: Trưởng phòng bộ phận kỹ thuật, trưởng phòng bộ phận sản xuất, trưởng phòng bộ phận xây dựng kế hoạch chiến lược, trưởng phòng của bộ phận thiết kế,…
Tại các trạm chuyên bảo dưỡng và sửa chữa thường tuyển các vị trí như: giám sát viên, nhân viên tiếp nhận khách hàng, nhân viên sửa chữa, nhân viên tư vấn, nhân viên thực hiện dịch vụ bảo dưỡng,…
Tại các trạm đăng kiểm thường có các vị trí công việc như quản lý viên, đăng kiểm viên,…
Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có thể đảm nhận công việc giảng dạy hoặc trợ giảng tùy theo năng lực.