Đối với nhiều người có tấm bằng đại học trong tay vẫn chưa đủ. Họ lại muốn tiếp tục học cao lên nữa để chinh phục các kiến thức chuyên sâu khác. Đối với ngành Kinh tế xây dựng cũng vậy. Lựa chọn hướng đi theo học chương trình Thạc sĩ Kinh tế xây dựng được đông đảo các bạn trẻ tìm đến như là cách để có thêm nhiều kiến thức và mở rộng cánh cửa việc làm sau này. Tuy nhiên nhiều vẫn còn băn khoăn không biết chương trình Thạc sĩ Kinh tế này là gì, có nên thực sự tham gia hay không ? Dưới đây sẽ có câu trả lời.
1. Thạc sĩ Kinh tế xây dựng là gì?
Chương trình đào tạo thạc sĩ đã và đang được triển khai ở tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề. Thông qua chương trình này, đội ngũ nhân sự chất lượng cao được hình thành góp phần chung tay đưa đất nước ngày một đi lên. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế xây dựng không nằm ngoài ngoại lệ. Đây là chương trình được tiến hành sau đại học đào tạo chuyên sâu về Kinh tế xây dựng gồm lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; kiến thức về vật liệu, thiết kế, Kỹ thuật thi công có liên quan đến xây dựng…
Sau khi hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Kinh tế xây dựng học viên được đánh giá và được cấp tấm bằng thạc sĩ. Những học viên này tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và được lựa chọn vào nhiều vị trí chủ chốt trong nhà nước cũng như các công ty, tập đoàn lớn.
2. Cơ hội việc làm
Những năm trở lại đây, toàn cầu hóa bùng nổ, kinh tế ngày một đi lên kéo theo đó là các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Đây là cơ hội tốt cho nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sau như Thạc sĩ Kinh tế xây dựng có điều kiện thể hiện bản thân thông qua nhiều vị trí quan trọng để đóng góp vào nền kinh tế. Vị trí mà những thạc sĩ này hướng đến như trở thành chuyên viên tư vấn đầu tư, đấu thầu, lập và quản lý dự án, giám sát thi công cho các công ty, tập đoàn xây dựng; chuyên viên thuộc các Phòng – Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư; cán bộ quản lý dự án xây dựng; thanh tra, giám sát quá trình quyết toán của các công trình xây dựng; trở thành giảng viên chuyên ngành tại các trường đại học cao đẳng,.. Tùy vào vị trí khác nhau mà họ sẽ nhận được những mức lương phù hợp.