Xu hướng phát triển của xã hội luôn theo hướng cân bằng, bên cạnh sự bùng nổ nhanh chóng của khối ngành kinh tế, thương mại thì khối ngành ngôn ngữ, văn hóa cũng thiết lập cho mình được những chỗ đứng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế được đẩy mạnh phát triển như hiện nay. Nổi bật lên trong đó là ngành Quản lý văn hóa. Trong những năm gần đây, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này đang tăng một cách nhanh chóng vì thế nên các trường, ngành Trung cấp Quản lý văn hóa đang trở nên phổ biến hơn với các bạn trẻ.
1. Mục tiêu của ngành Quản lý văn hóa
Quản lý văn hóa là ngành học dựa trên nền tảng cơ bản về lịch sử văn hóa của Việt Nam để đào tạo ra một đội ngũ nhân lực quản lý văn hóa chất lượng cao cho cả nước.
Ngành Quản lý văn hóa trang bị cho người học những kiến thức tổng quan, đầy đủ và sâu sắc về văn hóa, truyền thống của đất nước và con người Việt Nam qua bao thế hệ cùng với những kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực như là kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật ở tầm cỡ quốc gia và địa phương; kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa,….
Trong thời buổi hội nhập kinh tế – văn hóa – xã hội trên khắp thế giới như hiện nay, chủ trương của đảng và nhà nước là “hội nhập nhưng không hòa tan”, chúng ta vẫn phải luôn giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống mà ông cha ta đã để lại cho đến ngày nay.
2. Tại sao nên học Trung cấp Quản lý văn hóa?
Có nhiều lý do mà bạn nên lựa chọn học Trung cấp Quản lý văn hóa như là:
– Thời gian đào tạo ngắn mà chất lượng: bạn chỉ mất khoảng 2 năm để có thể trở thành những cán bộ quản lý văn hóa có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.
– Sau khi tốt nghiệp cấp bậc Trung cấp Quản lý văn hóa bạn sẽ có cơ hội học liên thông lên Cao đẳng, Đại học nếu có nhu cầu.
– Cơ hội việc làm đa dạng: sau khi tốt nghiệp Trung cấp Quản lý văn hóa, bạn có thể lựa chọn làm việc ở nhiều vị trí và cơ quan khác nhau, ví dụ như là làm việc tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật trong nước hoặc nước ngoài; tại các cơ quan nhà nước như Sở, Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch, Ban quản lý di tích, các bộ ngành liên quan; nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành văn hóa, quản lý văn hóa; hoặc đối với những bạn thích sự năng động, sáng tạo và mới mẻ thì có thể làm việc ở các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện,